Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2012

video hướng dẫn sử dụng OCSILLOCOPE

http://www.youtube.com/watch?v=dTPHSDoWKU0&feature=related

http://www.youtube.com/watch?v=zHEQEnG5GSw&feature=relmfu

kinh nghiệm khò hàn

Nếu dùng mỏ hàn khò:

  1. Khi hàn linh kiện gián có kiểu chân TQFP, QUAD,... thì xi chì vào mạch in, đặt IC lên board, bỏ một ít nhựa thông lên bề mặt IC ( có thể là nhựa thông nước cho IC khỏi bị quá nhiệt --> chết) . Lấy mấy miếng thép che bốn xung quanh IC lại ( nếu không che thì khi khò khí nóng lan sang tụ điện và điện trở xung quanh làm chúng bay mất xác). Sau đó bật mỏ hàn lên khò , tùy IC mà chỉnh nhiệt + gió thích hợp.
  2. Khi gỡ IC cũng tương tự: bỏ nhựa thông lên lưng IC , che xung quanh , khò.
  3. Đối với IC kiểu chân nằm bên dưới thì gỡ IC làm tương tự như bên trên nhưng khi hàn thì bạn phải mua mấy miếng sắt đục lỗ sẵn ( k nhớ tên) , mua thêm lọ kem chì ( hơi bị mắc, khoảng 5-6 chục ngàn). Dùng miếng sắt gá lên IC , quét kem chì lên , khò để tạo chân cho IC. Sau đó đặt IC lên board và che xung quanh , khò là okie.


Nếu bạn dùng mỏ hàn thường: ( tốt nhất là dùng mỏ hàn DC có điều chỉnh nhiệt độ vì tránh được hư IC do mỏ hàn thường xuất hiện điện áp cảm ứng làm hư IC )

  1. Khi gỡ IC thì bạn nên mua thuốc gỡ IC ( khoảng 50 ngàn một lọ, dùng thoải mái  ), bỏ mấy cục thuốc lên chân IC , rê mỏ hàn cho thuốc dính đều vào các chân IC , sau đó lấy kìm hay tuốc nơ vít nạy nhẹ là IC bung lên .Thuốc gỡ IC có tác dụng làm bở chì hàn ra .
  2. Khi hàn IC thì xi chì cho board, đặt IC lên board , rê mỏ hàn xung quanh IC , nhớ vừa rê vừa ép mỏ hàn cho IC dính vào board. Cho thêm ít nhựa thông vào chân IC , rê mỏ hàn lại lần nữa. Đảm bảo là không bị lem chì trên các chân cạnh nhau + bóng + cách điện.
  3. Với IC có chân bên dưới thì em chịu, mong có cao nhân chỉ giáo dùm ! 
  4. Đối với tụ điện và điện trở thì dựa vào cách hàn IC có lẽ các bạn đều hàn đc.


Rất mong đc các bạn đóng góp ý kiến.
F bổ sung thêm cho bài viết này, đó là bạn cứ kéo chì đầy lên hai hàng chân cho nó đầy lên, rồi mới miết chì cho nó Hôm nào tìm cái hình bổ sung sau. Hoặc chờ bài viết của bạn nào đó viết thêm.

Hướng dẫn cách sử dụng máy khò

Trích Nguyên văn bởi Am_IC Xem bài viết

Máy khò :
Máy khò được cấu tạo từ 2 bộ phận có quan hệ hữu cơ :
1- Bộ sinh nhiệt có nhiệm vụ tạo ra sức nóng phù hợp để làm chảy thiếc giúp tách và gắn linh kiện trên main máy an toàn. Nếu chỉ có bộ sinh nhiệt hoạt động thì chính nó sẽ nhanh chóng bị hỏng.
2- Bộ sinh gió có nhiệm vụ cung cấp áp lực thích hợp để đẩy nhiệt vào gầm linh kiện để thời gian lấy linh kiện ra sẽ ngắn và thuận lợi.

Nếu kết hợp tốt giữa nhiệt và gió sẽ đảm bảo cho việc gỡ và hàn linh kiện an toàn cho cả chính linh kiện và mạch in giảm thiểu tối đa sự cố và giá thành sửa chữa máy.

*Giữa nhiệt và gió là mối quan hệ nghịch nhưng hữu cơ: Nếu cùng chỉ số nhiệt, khi gió tăng thì nhiệt giảm, và ngược lại khi gió giảm thì nhiệt tăng. Để giảm thời gian IC ngậm nhiệt, người thợ còn dùng hỗn hợp nhựa thông lỏng như một chất xúc tác vừa làm sạch mối hàn vừa đẩy nhiệt “cộng hưởng” nhanh vào thiếc. Như vậy muốn khò thành công một IC bạn phải có đủ 3 thứ : Gió;nhiệt; và nhựa thông lỏng
*Việc chỉnh nhiệt và gió là tuỳ thuộc vào thể tích IC ( chú ý đến diện tích bề mặt) và thông thường linh kiên có diện tích bề mặt càng rộng thì lùa nhiệt vào sâu càng khó khăn-nhiệt nhiều thì dễ chết IC; gió nhiều thì tuy có thể lùa nhiệt sâu hơn nhưng phải bắt IC ngậm nhiệt lâu. Nếu qúa nhiều gió sẽ làm “rung” linh kiện, chân linh kiện sẽ bị lệch định vị, thậm chí còn làm “bay” cả linh kiện…
*Đường kính đầu khò quyết định lượng nhiệt và gió. Tùy thuộc kích cỡ linh kiện lớn hay nhỏ mà ta chọn đường kính đầu khò cho thích hợp, tránh quá to hoặc quá nhỏ: Nếu cùng một lượng nhiệt và gió, đầu khò có đường kính nhỏ thì đẩy nhiệt sâu hơn, tập trung nhiệt gọn hơn, đỡ “loang” nhiệt hơn đầu *** nhưng lượng nhiệt ra ít hơn, thời gian khò lâu hơn. Còn đầu to thì cho ra lượng nhiệt lớn nhưng lại đẩy nhiệt nông hơn, và đặc biệt nhiệt bị loang làm ảnh hưởng sang các linh kiện lận cận nhiều hơn.

Trước khi khò nhiệt ta phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Phải che chắn các linh kiện gần điểm khò kín sát tới mặt main để tránh lọt nhiệt vào chúng , tốt hơn là nên dùng “panh” đè lên vật chắn để chúng không bồng bềnh.
- Nên cố gắng cách ly các chi tiết bằng nhựa ra khỏi main.
- Nếu trên main có CAMERA thì phải bỏ chúng ra bảo quản riêng. Nếu vô ý để vật kính CAMERA tiếp cận với nhiệt và hoá chất thì nó sẽ bị biến tính.
- Tuyệt đối không được tập trung nhiệt đột ngột và lâu ở một vùng, cũng không nên giải nhiệt quá nhanh sẽ xảy ra hiện tượng giãn nở đột ngột làm mạch in bị “rộp”. Nếu nặng thì main còn bị cong, vênh dẫn đến “rạn” ngầm mạch in
- Khi định vị main bằng bộ gá, không được ép quá chặt, khi khò nhiệt độ sẽ làm cho main bị biến dạng.
- Nếu thay cáp, chỉ khò vào cáp khi bề mặt cáp đã nằm đồng nhất trên mặt phẳng. Nếu phải uốn trong khi khò thì không được để cáp cong quá 45 độ. Chất phủ mạch dẫn sẽ bị dạn đứt khi cáp nguội.
- Khi tiếp cận màn hình nhớ che chắn kỹ, và phải khò vát từ phía trong ra, tránh hướng đầu khò vào màn hình; nếu có thể bạn nên dùng mỏ hàn, tuy có lâu nhưng an toàn.

Để giúp việc khò hiệu quả, người ta thường phải dùng dung môi hỗ trợ là nhựa thông lỏng. Đây là hỗn hợp “Bu tin” và nhựa thông, nó có đặc tính vừa dẫn nhiệt rất nhanh vừa “cộng hưởng” nhiệt rất tốt. Nếu ta khò mà không có nhựa thông thì thời gian khò dài hơn, linh kiện sẽ ngậm nhiệt lâu hơn dễ gây chết linh kiện nhiều hơn. Nhưng nếu lạm dụng nó thì nhiều khi nó lại là tác nhân gây hỏng linh kiện do ta để chúng loang sang các linh kiện khác, hoặc quét quá nhiều khi đạt nhiệt độ sôi, nó sẽ đội linh kiện lên làm sai định vị chân.

Việc khò linh kiện được chia làm 2 giai đoạn:

Giai đoạn lấy linh kiện ra:

Giai đoạn này ai cũng cố không để nhiệt ảnh hưởng nhiều đến IC, giữ IC không bị chết.Do vậy tạo tâm lý căng thẳng dẫn đến sai lầm là sợ khò lâu; sợ tăng nhiệt dẫn đến thiếc bị “sống” làm đứt chân IC và mạch in.
Để tránh những sự cố đáng tiếc như trên, ta phải nhất quán các quy ước sau đây:

- Phải giữ bằng được sự toàn vẹn của chân IC và mạch in bằng cách phải định đủ mức nhiệt và gió, khò phải đủ cảm nhận là thiếc đã “chín” hết
- Gầm của IC phải thông thoáng, muốn vậy phải vệ sinh sạch xung quanh và tạo “hành lang” cho nhựa thông thuận lợi chui vào.
- Nhựa thông lỏng phải ngấm sâu vào gầm IC , muốn vậy dung dịch nhựa thông phải đủ “loãng”- Đây chính là nguy cơ thường gặp đối với nhiều kỹ thuật viên ít kinh nghiệm.
- Khi khò lấy linh kiện chúng ta thường phạm phải sai lầm để nhiệt thẩm thấu qua thân IC rồi mới xuống main. Nếu chờ để thiếc chảy thì linh kiện trong IC đã phải “chịu trận” quá lâu làm chúng biến tính trước khi ta gắp ra. Để khắc phục nhược điểm chí tử này, ta làm như sau: Dùng nhựa thông lỏng quét vừa đủ quanh IC , nhớ là không quét lên bề mặt và làm loang sang các linh kiện lân cận. Theo linh cảm, các bạn chỉnh gió đủ mạnh “thúc” nhựa thông và nhiệt vào gầm IC-Chú ý là phải khò vát nghiêng đều xung quanh IC để dung dịch nhựa thông dẫn nhiệt sâu vào trong.
- Khi cảm nhận thiếc đã nóng già thì chuyển “mỏ” khò thẳng góc 90◦ lên trên, khò tròn đều quanh IC trước (thường “lõi” của nó nằm ở chính giữa), thu dần vòng khò cho nhiệt tản đều trên bề mặt chúng để tác dụng lên những mối thiếc nằm ở trung tâm IC cho đến khi nhựa thông sôi đùn IC trồi lên , dùng “nỉa” nhấc linh kiện ra ( tham khảo mô phỏng trên các hình dưới )

Kỹ năng này đặc biệt quan trọng vì IC thường bị hỏng là do “già” nhiệt vùng trung tâm trong giai đoạn khò lấy ra. Tất nhiên nếu “non” nhiệt thì thiếc bị “sống”- khi nhấc IC nó sẽ kéo cả mạch in lên, thì đây mới chính là điều kinh khủng nhất. 

Giai đoạn gắn linh kiện vào:


- Trước tiên làm vệ sinh thật sạch các mối chân trên main, quét vừa đủ một lớp nhựa thông mỏng lên đó. Xin nhắc lại: Nhựa thông chỉ vừa đủ tạo một lớp màng mỏng trên mặt main. Nếu quá nhiều , nhựa thông sôi sẽ “đội” linh kiện lên làm sai định vị. Chỉnh nhiệt và gió vừa đủ → khò ủ nhiệt tại vị trí gắn IC. Sau đó ta chỉnh gió yếu hơn (để sức gió không đủ lực làm sai định vị). Nếu điều kiên cho phép, lật bụng IC khò ủ nhiệt tiếp vào các vị trí vừa làm chân cho nóng già→ đặt IC đúng vị trí (nếu có thể ta dùng dùi giữ định vị) và quay dần đều mỏ khò từ cạnh ngoài vào giữa mặt linh kiện.
-. Nên nhớ là tất cả các chất bán dẫn hiện nay chỉ có thể chịu được nhiệt độ khuyến cáo (tối đa cho phép) trong thời gian ngắn (có tài liệu nói nếu để nhiệt cao hơn nhiệt độ khuyến cáo 10 % thì tuổi thọ và thông số của linh kiện giảm hơn 30%). Chính vì vậy cho dù nhiệt độ chưa tới hạn làm biến chất bán dẫn nhưng nếu ta khò nhiều lần và khò lâu thì linh kiện vẫn bị chết.Trong trường hợp bất khả kháng (do lệch định vị, nhầm chiều chân…) ta nên khò lấy chúng ra ngay trước khi chúng kịp nguội.

Tóm lại khi dùng máy khò ta phải lưu ý:

- Nhiệt độ làm chảy thiếc phụ thuộc vào thể tích của linh kiện, linh kiện càng rộng và dày thì nhiệt độ khò càng lớn-nhưng nếu lớn quá sẽ làm chết linh kiện.
- Gió là phương tiện đẩy nhiệt tác động vào chân linh kiện bên trong gầm, để tạo thuận lợi cho chúng dễ lùa sâu, ta phải tạo cho xung quanh chúng thông thoáng nhất là các linh kiện có diện tích lớn.Gió càng lớn thì càng lùa nhiệt vào sâu nhưng càng làm giảm nhiệt độ, và dễ làm các linh kiện lân cận bị ảnh hưởng. Do vậy luôn phải rèn luyện cách điều phối nhiệt-gió sao cho hài hoà.
- Nhựa thông vừa là chất làm sạch vừa là chất xúc tác giúp nhiệt “cộng hưởng” thẩm thấu sâu vào gầm linh kiện, nên có 2 lọ nhựa thông với tỷ lệ loãng khác nhau. Khi lấy linh kiện thì phải quét nhiều hơn khi gắn linh kiện, tránh cho linh kiện bị “đội” do nhựa thông sôi đùn lên, nếu là IC thì nên dùng loại pha loãng để chung dễ thẩm thấu sâu.
- Trước khi thao tác phải suy luận xem nhiệt tại điểm khò sẽ tác động tới các vùng linh kiện nào để che chắn chúng lại, nhất là các linh kiện bằng nhựa và nhỏ.
-Các linh kiện dễ bị nhiệt làm chết hoặc biến tính theo thứ tự là : Tụ điện, nhất là tụ một chiều; điốt; IC; bóng bán dẫn; điện trở…
Đây là vấn đề rộng đòi hỏi kỹ thuật viên phải luôn rèn luyện kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm-Bởi chính nhiệt là 1 trong những kẻ thù nguy hiểm nhất của phần cứng, để chúng tiếp cận với nhiệt độ lớn là việc “vạn bất đắc dĩ”, bởi vậy kỹ năng càng điều luyện càng tốt !

bài viết bởi hanhlinh.com.vn

Bài này tôi "nhặt" bên GSM.....bỏ sang đây cho thêm phần ....
http://www.gsm.com.vn/forum/main/showthread.php?t=61965
(F có sửa chữa một chút về mặt trình bày)


Các cách để giữ cho IC dán không bị dịch chuyển khi hàn:

Trích Nguyên văn bởi tam1234 Xem bài viết
Đối với những IC dán ko phải chân nằm ở dứoi thì nên hàn 2 chân chéo nhau của IC trước như vậy sẽ bảo đảm hàn các chân còn lại ko bị chạy và sẽ đúng vị trí với mạch in.
Trích Nguyên văn bởi cong_ty Xem bài viết
Muốn không cị chạy thì bạn có thể mau keo dán IC vào board rồi sau đó mới hàn, đảm bảo là IC khỏi chạy 
Trích Nguyên văn bởi nguyendinhvan Xem bài viết
Nếu muốn hàn lại một con trở hay tụ chíp vào mạch in thì sao nhỉ?
Rất dễ bị lệch hay xiên xẹo rất xấu. Có một cách này khi bạn hàn đảm bảo dễ và đẹp
Cần một cái dùi nhọn hay sử dụng đầu một cái tôvit loại thật nhỏ và một cái mỏ hàn nung 20w với đầu mỏ hàn nhọn 
Dùng đầu mỏ hàn nung nóng đầu nhọn của dùi, sau đó chấm vào nhựa thông.
Chấm đầu dùi có nhựa thông lên chính giữa lưng của trở ( tụ ) chíp và ấn chặt xuống mặt phẳng.
Dùng đầu mỏ hàn đốt nóng cho nhựa thông trên đầu dùi nhọn chảy ra dính vào LK.
Đợi cho nhựa thông nguội đi rồi nhấc LK lên đặt vào mạch in.
Ngắm cho LK thật đúng vào vị trí rồi ấn đầu dùi nhọn cho LK ép sát lên mặt mạch invaf không thể di chuyển được.
Chấm đầu mỏ hàn vào thiếc rồi hàn hai đàu LK lại. Nhấc dùi nhọn ra. 

Không nên dùng Panh hay Kẹp vào việc này , vì rất khó sử dụng



Thêm một cái này ít người để ý là có nhiều mỏ hàn dởm quá nóng mà gặp người mới tập hàn thì một mối hàn phải một vài phút thì làm cho linh kiện như diode hoặc tụ nhỏ chết luôn.

Một cách trị rẻ tiền nhất là dùng một kẹp cá xấu làm đồ giải nhiệt. Dùng một cái kìm để bóp bẹp đầu kẹp cá xấu (tăng diện tích giảm nhiệt). Khi hàn thì kẹp ngay vào chân linh kiện để giải nhiệt. Nhớ là chỗ kẹp là giữa đầu mỏ hàn và xát vào linh kiện.

Thứ Năm, 28 tháng 6, 2012

điện trở SMD

Linh kiện SMD (Surface Mount Devices) - loại linh kiện dán trên bề mặt mạch in, sử dụng trong công nghệ SMT (Surface Mount Technology) gọi tắt là linh kiện dán. Các linh kiện dán thường thấy trong mainboard: Điện trở dán, tụ dán, cuộn dây dán, diode dán, Transistor dán, mosfet dán, IC dán... Rỏ ràng linh kiện thông thường nào thì cũng có linh kiện dán tương ứng.



1. Điện trở dán:

1.1 Cách đọc trị số điện trở dán:



Điện trở dán dùng 3 chữ số in trên lưng để chỉ giá trị của điện trở. 2 chữ số đầu là giá trị thông dụng và số thứ 3 là số mũ của mười (số số không). Ví dụ:

334 = 33 × 10^4 ohms = 330 kilohms
222 = 22 × 10^2 ohms = 2.2 kilohms
473 = 47 × 10^3 ohms = 47 kilohms
105 = 10 × 10^5 ohms = 1.0 megohm

Điện trở dưới 100 ohms sẽ ghi: số cuối = 0 (Vì 10^0 = 1). Ví dụ:

100 = 10 × 10^0 ohm = 10 ohms
220 = 22 × 10^0 ohm = 22 ohms

Đôi khi nó được khi hẳn là 10 hay 22 để trán hiểu nhầm là 100 = 100ohms hay 220 là 220ohms.

Điện trở nhỏ hơn 10 ohms sẽ được ghi kèm chữ R để chỉ dấu thập phân. Ví dụ:

4R7 = 4.7 ohms
R300 = 0.30 ohms
0R22 = 0.22 ohms
0R01 = 0.01 ohms



Trường hợp điện trở dán có 4 chữ số thì 3 chữ số đầu là giá trị thực và chữ số thứ tư chính là số mũ 10 (số số không). Ví dụ:

1001 = 100 × 10^1 ohms = 1.00 kilohm
4992 = 499 × 10^2 ohms = 49.9 kilohm
1000 = 100 × 10^0 ohm = 100 ohms

Một số trường hợp điện trở lớn hơn 1000ohms thì được ký hiệu chữ K (tức Kilo ohms) và điện trở lớn hơn 1000.000 ohms thì ký hiệu chử M (Mega ohms).

Các điện trở ghi 000 hoặc 0000 là điện trở có trị số = 0ohms.

Còn tiếp...


--------------------

Giới thiệu cho các bạn bản mã linh kiện dán Codebook của R.P. Blackwell.

Bảng mã linh kiện dán - Codebook
© R P Blackwell GM4PMK
Giới thiệu :
Các linh kiện SMD, về bản chất, quá nhỏ nên không thể ghi đầy đủ số kiểu bán dẫn.Thay vào đó, một hệ thống bản mã bất kỳ được phát triển,thiết bị chứa vài mã ID đơn giản trên vỏ.Nhận ra số kiểu nhà sản xuất của một linh kiện SMD là một công việc khó khăn,bao gồm việc kết hợp nhiều sách dữ liệu khác nhau.Quyển sách HTML này được thiết kế để cung cấp một phương tiện dễ dàng nhận dạng linh kiện.Danh sách hơn 3.500 mã linh kiện theo thứ tự abc,cùng với số kiểu,đặc tính của linh kiện hoặc tương đương và thông tin về các chân.Đôi khi tôi được yêu cầu đưa thông tin IC vào đây.Có một số thông tin về IC – nhưng ưu tiên đầu tiên là cho các linh kiện rời rạc.Vài IC cũng được đưa vào,thường là các linh kiện chân ¾ hoặc các mạch RF mà tôi ưa thích.

Cách sử dụng SMD Codebook
Để nhận dạng một linh kiện SMD cụ thể nào đó, trước hết phải nhận ra kiểu đóng gói và lưu ý tới mã nhận dạng in trên linh kiện.Tiếp theo bạn dò mã trên danh sách thứ tự abc bằng cách nhấp vào ký tự thứ nhất hiển thị trên khung bên trái.Một trang cuộn dữ liệu sẽ xuất hiện trên khung chính.
Điều đáng tiếc là mỗi mã linh kiện không nhất thiết phải đồng nhất.Ví dụ, một kinh kiện có mã 1A có thể là BC846A hoặc FMMT3904.Ngay cả cùng một nhà sản xuất cũng có thể dùng một mã cho các linh kiện khác nhau ! Nếu như kết quả tra nhiều hơn một, hãy dùng kiểu đóng gói để phân biệt các linh kiện có cùng mã số.Nhận dạng bằng đóng gói nhiều khi cũng không dễ dàng gì – số đo kích cở đóng gói có thể giúp được bạn ,và codebook có thể có vài thông tin ở đó.
Bộ sưu tập này thu thập thông tin dữ liệu từ các nhà sản xuất và các nguồn mã nhận dạng linh kiện SMD khác,các thông tin tương đương về chân cẳng linh kiện.
Mục dưới cột Manufacturer không nhằm mục đích dễ hiểu ,mà chỉ để cung cấp trợ giúp tìm các nguồn thông tin chi tiết nếu như bạn cần.

Mục Bases/Connections
Khi bạn tra một linh kiện,ký tự ở mục Bases sẽ hướng dẫn tới một sơ đồ chân.Lưu ý rằng vài sơ đồ có đánh dấu hướng chính xác, vài các khác có một hoặc nhiều chân có thể có cở hoặc hình dáng khác.Vài dạng đóng gói không có gì cả – trong trường hợp này bạn nhờ vào mã nhận dạng.

Các mã ID 
Nhiều nhà sản xuất dùng thêm một ký tự như là mã nhận dạng của riêng họ.Nếu như linh kiện đến từ hãng Philips thì đôi khi có một ký tự chữ thường p (hoặc một đôi khi t ) được thêm vào ; linh kiện của siemens thường có ký tự thường s.Ví dụ, nếu như mã là 1A,theo bản tra thì có một số khả năng :
1A BC846A Phi ITT N BC546A
1A FMMT3904 Zet N 2N3904
1A MMBT3904 Mot N 2N3904
1A IRLML2402 IR F n-ch mosfet 20V 0.9A
lưu ý rằng p6A (ví dụ ) khác với 6Ap.Vị trí của chữ p có tầm quan trọng.Trong trường hợp này, p6A là một jFet, còn 6Ap là một transistor lưỡng cực.
Bạn cũng tìm thấy cái này trong trang “6” – nói cách khác ký tự thường ở đầu hoặc ở cuối được bỏ qua cho mục đích đánh chỉ số, nhưng quan trọng để nhận dạng linh kiện.
Đây là một vấn đề trong quá khứ, tuy nhiên gần đây các nhà sản xuất đã thêm một ký tự chữ thường để làm rõ thêm.
Nhiều linh kiện mới đây của Motorola có một ký tự chữ nhỏ nằm sau mã chẳng hạn như SAC. Ký tự chữ dịch lên này chỉ mã tháng của nhà sản xuất.
Nhiều linh kiện từ Rohm Semiconductors bắt đầu bằng chữ G có cách tìm tương đương với các ký tự còn lại.Ví dụ GD1 là tương đương với D1 tra ra là BCW31.
Vài linh kiện có một ký tự màu (thường là các diodes cực nhỏ).
Quyển code book này đang được soạn thảo thêm.Một số cột mới được thêm vào trong các bảng.Rõ ràng việc này cần một thời gian để có thể hoàn tất.
Ký tự L nằm sau thường chỉ đóng gói khiêm tốn, chẳng hạn như SOT323 hoặc SC70.
Mới đây,vài nhà sản xuất dùng dùng một ký hiệu hoặc chữ thường để chỉ nước sản xuất.Những cái này bỏ qua trong thứ tự abc.Ví dụ Z-S và ZtS cả hai đầu là linh kiện 2PC4081Q của Philips ; cái đầu sản xuất tại Hong Kong và cái sau sản xuất tại Malaysia ; cái này có trong mã.
Linh kiện có chân tương đương và thông tin
Khi nào có thể, danh sách sẽ cho số phần của một linh kiện có chân dẫn truyền thống với một đặc tuyến tương đương.Nếu một linh kiện có chân dẫn thông dụng thì không có thêm thông tin.Nếu như linh kiện đó không thông dụng, vài thông tin được cho thêm.Khi mà không tồn tại chân dẫn tương đương,sẽ có một bản mô tả linh kiện đơn giản đủ cho phép phân biệt với linh kiện khác.
Khi mô tả đặc tuyến linh kiện, vài từ hàm ý kiểu của linh kiện.Ví dụ, một điện áp cho một diode tách sóng thường là PIV ( peak inverse voltage : điện áp ngược đỉnh ) của diode, nhưng đối với một diode zener thì nó là điện áp ổn áp.Bình thường,khi cho một điện áp, một cường độ, hoặc công suất, đây sẽ là các giá trị tới hạn.Ví dụ, một linh kiện ghi NPN 20V 0,1A 1W có nghĩa là một transistor MPN có Vce tối đa 20V,dòng cực c tối đa 100 mA và có công suất tiêu tán tối đa 1W.Vài transistors là loại có tích hợp điện trở ; trong danh sách, một điện trở cực b có nghĩa là một điện trở nối tiếp với cực b.Khi có tới hai giá trị điện trở, thì cái đầu tiên điện trở nối tiếp với cực b, và cái thứ hai là điện trở giữa cực b và cực e.

Transistors số dtr
Đây là những transistors có tích hợp điện trở bên trong, cũng được gọi là transistors prebiased – tiền phân cực.Codebook viết tắt là dtr ...Vài cái có một điện trở giữa cực b và cực e, cái khác nối tiếp với đầu ra cực b.Phần lớn có cả hai.Để cho đơn giản,điện trở nối tiếp gọi là R1 và điện trở giữa cực b và e gọi là R2.Nếu như hiện diện cả hai,thì sẽ có hai giá trị được cho,R1 trước.Vì thế 4k7 + 10K có nghĩa là điện trở cực nối tiếp cực b là 4k7 và điện trở cực b và e là 10K.
Phần cuối 
Phụ lục chứa chân ra linh kiện, vài kích thước đóng gói, viết tắt, mã màu diode, mã điện trở và điện dung cũng có trong màn hình chính của Codebook.
Cuối cùng, cảm ơn tất cả những nhận xét tử tế và dữ liệu – thật tốt khi biết rằng codebook hữu dụng cho mọi người.
Bất kỳ ai muốn trợ giúp sách dữ liệu mới nhất,rất hân hạnh đón nhận giúp đỡ để cập nhật codebook.Địa chỉ hòm thư của tôi ở đây.
Nếu như bạn có thêm thông tin cần thêm vào những gì trong đây, tôi rất hân hạnh đón nhận.Bạn có thể email cho tôi ờ ̣đây.
Tôi không thể cung cấp thêm bất kỳ thông tin nào khác ngoài những gì đã có ở đây, xin vui lòng đừng hỏi gì thêm.
Emails yêu cầu giúp tìm mã XX sẽ không được xem và không trả lời.
R P Blackwell.

Địa chỉ Codebook của Blackwell ở đây :
http://www.marsport.org.uk/smd/mainframe.htm

Bảng tra Code Resistor SMD (nguồn Cooler Master và AcBel xài rất nhiều loại này)

1/ Mã điện trở và giá trị tuơng ứng

 Reduced: 80% of original size [ 849 x 577 ] - Click to view full image



2/ Hệ số nhân được kí hiệu bằng chữ cái:

- S hoặc Y: hệ số nhân 10-2 
- R hoặc X: hệ số nhân 10-1
- A: hệ số nhân 100
- B: hệ số nhân 101
- C: hệ số nhân 102
- D: hệ số nhân 103
- E: hệ số nhân 104
- F: hệ số nhân 105

Ví dụ:

- 51S = 51Y = 3.32 ohm
- 12R = 12X = 13 ohm
- 09A = 121 ohm
- 24B = 1.74 K ohm
- 63C = 44.2 K ohm
- 20D = 158 K ohm
- 31E = 2.05 M ohm
- 74F = 57.6 M ohm