Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2014

Tụ điện trong động cơ

Động cơ điện một pha có tụ khởi động

Động cơ điện không đồng bộ là loại động cơ xoay chiều làm việc theo nguyên lý cảm ứng điện từ, có tốc độ quay của roto khác với tốc độ quay của từ trường

Thông tin sản phẩm
Động cơ gồm hai thành phần chính là stator và rotor. Stato gồm các cuộn dây của ba pha điện quấn trên các lõi sắt bố trí trên một vành tròn để tạo ra từ trường quay. Rotor hình trụ có tác dụng như một cuộn dây quấn trên lõi thép
Khi mắc động cơ vào mạng điện xoay chiều, từ trường quay do stator gây ra làm rotor quay trên trục. Chuyển động quay của rotor được trục máy truyền ra ngoài và được sử dụng để vận hành các máy công cụ hoặc các cơ cấu chuyển động khác
Dựa vào nguyên tắc của động cơ không đồng bộ ba pha, người ta chế tạo đơợc những động cơ không đồng bộ một pha. Stator của loại động cơ này gồm hai cuộn dây đặt lệch nhau một góc, một dây nối thẳng với mạng điện, dây kia nối với mạng điện qua tụ điện. Các mắc như vậy làm cho hai dòng điện trong hai cuộn dây lệch pha nhau và tạo ra từ trường quay
Động cơ điện không đồng bộ so với các loại động cơ khác có cấu tạo và vận hành không phức tạp, giá thành rẻ, làm việc tin cậy nên được sử dụng nhiều trong sản xuất và sinh hoạt



Bổ sung :

đối với động cơ 1 pha ko đồng bộ thì ko thể tự khởi đông được,vì từ trường tạo ra là từ trường đập mạch.Tụ điện ở đây đóng vai trò khởi động cho động cơ 1 pha
còn đối với động cơ 3 pha ko đồng bộ,tụ có thể được dùng để bù công suất phản kháng,tụ điện ko đóng góp vào quá trình khởi động của động cơ


Về cơ bản thì trong động cơ một phase được phân loại các loại sau:
-ĐC một điện phase có vòng ngắn mạch.
-ĐC một điện phase mở máy bằng điện trở.
-ĐC một điện phase mở máy bằng điện dung.
-ĐC một điện phase kiểu điện dung:là: 
+có điện dung làm việc
+có điện dung làm việc và mở máy
Thì ở đây tụ sẽ đóng vai trò là làm việc và mở máy hay còn gọi là tụ đề và tụ làm việc.
Khác với động cơ 3 phase,động cơ một phase vận hành ở lưới điện xoay chiều 1 phase,đặc biệt tạo một từ trường xung đột.Việc tự khởi động ở ĐC 1P thực hiện đơn giản nhất thông qua cuộn dây phụ Stator với tụ điện được đóng vào mạch trước.Bác có thể chọn trị số tụ điện sao cho khi S=1 thì Imm (mm=mở máy) lệch phase so với Ilv (lv=làm việc)một góc 90 độ và dòng điện các dây quấn đó có trị số sao cho từ trường do chúng sinh ra bằng nhau.Như vậy khi khởi động ĐC sẽ cho một từ trường quay tròn.Tụ điện mở máy được ngắt ra khỏi lưới nhờ vào công tắc li tâm (nếu có) sao cho khi động cơ đạt tốc độ cao (khoảng 75-80% tốc độ đồng bộ).Trường hợp mở máy này thì bác thấy ở các động cơ có moment mở máy lớn như: máy xay nước mía,máy nén,máy giặt...Còn những trường hợp mở máy với những động cơ công suất nhỏ không cần moment lớn thì không cần vít li tâm,ở đây đơn giản nhất là cái quạt mà bác vẫn xài hằng ngày đó,thành phần mở máy ở đây chính là cái tụ điện,nếu tụ điện bị hư hoặc không có tụ thì động cơ không thể khởi động được.Khi này bác phải dùng phương pháp mồi bằng tay,nếu bác mồi nó quay trái thì nó sẽ quay trái,mồi nó quay phải thì nó sẽ quay phải...
Còn đối với động cơ ba phase thì sao?.
Đối với động cơ ba phase như bác MrThach đã nói nó được mắc song song với mạch động lực của động cơ để bù công suất phản kháng cho động cơ mà thôi!
Thêm trường hợp nữa là động cơ 3 phase sử dụng ở lưới điện 1 phase, thì sẽ phải đấu lại sơ đồ đấu dây và có mặt tham dự của thành phần tụ khởi động và tụ làm việc,vít li tâm (nếu có).Lưu ý là khi động cơ 3 phase khi đấu lại sơ đồ và sử dụng ở lưới điện 1 phase thì công suất động cơ chỉ đạt từ 50-70% công suất ghi trên nhãn máy động cơ điện 3 phase,nếu có dùng tụ thường trực thì công suất có thể đạt từ 70-85%.
Đây là những ý kiến nho nhỏ của em mong các bác đóng góp thêm.Bác tìnhdiot có thể tìm thêm các bài viết trên WD tham khao nhé!Em thấy có nhiều bài viết nói về tụ cho động cơ đó bác.
chào thân ái!


"trích" :webdien.vn
 

Thứ Sáu, 31 tháng 1, 2014

CÁC KIỂU MẠCH OPAMP

Bộ Khuếch Đại Mạch Điện \frac{V_o}{V_i}
Khuếch Đại Điện Âm Inverting amplifier  V_\mathrm{out} = - V_\mathrm{in} \left( {R_f \over R_1} \right)
Khuếch Đại Điện Dương Non-inverting amplifier  V_\mathrm{out} = V_\mathrm{in} \left( 1 + {R_2 \over R_1} \right)
Dẩn Điện Voltage follower  V_\mathrm{out} = V_\mathrm{in} \!\
Khuếch Đại Tổng Summing amplifier  V_\mathrm{out} = - R_\mathrm{f} \left( { V_1 \over  R_1 } + { V_2 \over R_2 } + \cdots + {V_n \over R_n} \right)
Khuếch Đại Tích Phân Integrating amplifier  V_\mathrm{out} = \int_0^t - {V_\mathrm{in} \over RC} \, dt + V_\mathrm{initial}
Khuếch Đại Đạo Hàm Differentiating amplifier V_\mathrm{out} = - RC \left( {dV_\mathrm{in} \over dt} \right)
Schmitt trigger Schmitt trigger Hysteresis from \frac{-R_1}{R_2}V_{sat} to \frac{R_1}{R_2}V_{sat}
Từ Dung Inductance gyrator L = RLRC
Điện Trở Âm Negative impedance converter R_\mathrm{in} = - R_3 \frac{R_1}{R_2}
Khuếch Đại Logarit Logarithmic configuration v_\mathrm{out} = -V_{\gamma} \ln \left( \frac{v_\mathrm{in}}{I_\mathrm{S} \cdot R} \right)
Khuếch Đại Lủy Thừa Exponential configuration v_\mathrm{out} = - R I_\mathrm{S} e^{v_\mathrm{in} \over V_{\gamma}}
ghép trang

Mạch Điện Cơ Bản

Mạch Điện \frac{V_o}{V_i} Chức Năng
Inverting amplifier
 V_\mathrm{out} = - V_\mathrm{in} \left( {R_f \over R_1} \right) Khuếch Đại Điện Âm
Non-inverting amplifier
 V_\mathrm{out} = V_\mathrm{in} \left( 1 + {R_2 \over R_1} \right) Khuếch Đại Điện Dương
Voltage follower
 V_\mathrm{out} = V_\mathrm{in} \!\
Summing amplifier
 V_\mathrm{out} = - R_\mathrm{f} \left( { V_1 \over  R_1 } + { V_2 \over R_2 } + \cdots + {V_n \over R_n} \right) Bộ Cộng Điện
Integrating amplifier
 V_\mathrm{out} = \int_0^t - {V_\mathrm{in} \over RC} \, dt + V_\mathrm{initial} Thương Tích Phân
Differentiating amplifier
V_\mathrm{out} = - RC \left( {dV_\mathrm{in} \over dt} \right) Tích Vi Phân
Schmitt trigger
Hysteresis from \frac{-R_1}{R_2}V_{sat} to \frac{R_1}{R_2}V_{sat}
Inductance gyrator
L = RLRC Cuộn Từ không nội trở
Negative impedance converter
R_\mathrm{in} = - R_3 \frac{R_1}{R_2} Điện Trở Kháng Âm
Logarithmic configuration
v_\mathrm{out} = -V_{\gamma} \ln \left( \frac{v_\mathrm{in}}{I_\mathrm{S} \cdot R} \right) Bộ Lo Ga Rít Điện
Exponential configuration
v_\mathrm{out} = - R I_\mathrm{S} e^{v_\mathrm{in} \over V_{\gamma}} Bộ Lủy Thừa Điện